Luân lý giáo khoa thư

Giới thiệu

Quốc văn giáo khoa thư và Luân Lý Giáo Khoa Thư là hai bộ sách giáo khoa tiếng Việt được dạy song hành ở các trường Tiểu học Việt Nam trong suốt những thập niên thuộc nửa đầu thế kỷ XX.

Nhóm biên soạn sách gồm các ông Trần Trọng KimNguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận – đều là những học giả, nhà văn, và là nhà giáo dục nổi tiếng, đương thời rất được tín nhiệm.

Công việc biên soạn sách của họ còn mang tính định hướng của một nền giáo dục.

Việc dạy song hành hai bộ sách Quốc văn giáo khoa thư và Luân Lý Giáo Khoa Thư từ lớp Đồng ấu, lớp Dự bị đến lớp Sơ đẳng ở bậc Tiểu học cho thấy vấn đề luân lý, đạo đức và công dân giáo dục không chỉ là một tiết học mà là một nội dung lớn xuyên suốt quá trình phát triển trí óc và tâm hồn trẻ thơ.

luan ly giao khoa thu
luan ly giao khoa thu

Mình thấy nó phù hợp với việc giáo dục nhân bản của các em thiếu nhi ngày nay. Mời mọi người xem qua nội dung và cách trình bày của sách. Hiện nay sách này cũng đã được nhà xuất bản trẻ tái bản lại.

Nội dung sách luân lý giáo khoa thư

Trong sách có ba chương. Chương thứ nhất nói về bổn phận của đứa trẻ trong gia đình; chương thứ nhì
nói về bổn phận của đứa trẻ ở học đường; chương thứ ba nói về những tính tốt, tính xấu của đứa trẻ.

Mỗi bài học có năm phần:

1. Mấy câu đại cương về bài học;
2. Một bài tiểu dẫn lấy những chuyện thật mà giải cho rõ nghĩa những câu đại cương ở trên;
3, Một cái tranh vẽ;
4. Một vài chữ khó, cần phải giải nghĩa và những câu hỏi về bài tiểu dẫn;
5. Một câu cách ngôn tóm cả ý trong bài học.

Đây là những phần cốt yếu. Nhưng khi dạy, ông thầy có thể giảng giải cho rộng thêm ra, hoặc tự mình tìm
lấy, hoặc bảo học trò tìm những câu thí dụ khác, cốt cho học trò hiểu rõ ý nghĩa trong bài.

Những câu đại cương trên đầu bài, là bao quát cả những cái ý chung. Nhưng muốn cho thâm nhập vào
tâm não trẻ, ông thầy phải tìm kiếm những việc thiết dụng hằng ngày, quan hệ về cương thường đạo lý,
nhất là về gia tộc luân lý, mà giảng giải cho trẻ nghe.

Những câu cách ngôn thường là những câu phương ngôn tục ngữ, lời ít mà từ nhiều, ông thầy lại càng
phải giải nghĩa cho rõ lắm.

Nói rút lại, bất cứ dạy những bổn phận đối với gia tộc, hay đối với học đường, ông thầy phải giảng giải
cho minh bạch và kỹ càng, mà dạy cho trẻ biết rằng các bổn phận ấy tuy chia ra như thế, nhưng thật có
liên lạc với nhau: Đứa con có hiếu trong nhà, ra trường tất là đứa trò tốt, ra đường tất là đứa bé nết na.

Nếu có điều kiện hãy mua sách giấy Luân lý giáo khoa thư tại đây  nhé các bạn ^^

24/08/2017: cập nhật ebook : epub và azw3

 

Lên đầu trang